Một bé trai 8 tuổi phải nhập viện sau khi ngủ dậy, cha mẹ phát hiện em bị lệch một bên mặt, một bên mắt không thể khép kín.

Theo Vietnamnet, BS Nguyễn Kim Hùng, khoa Y học cổ truyền, BV đa khoa Hùng Vương cho biết, bé trai Đặng Tiến Thành, 8 tuổi ở Đoan Hùng, Phú Thọ được đưa đến BV khám do cha mẹ phát hiện con bị lệch mặt bất thường sau khi ngủ dậy, ăn uống rơi vãi thức ăn, mắt phải nhắm không kín.

 

Bệnh nhi bị lệch mặt, méo miệng khi vào viện.

Qua thăm khám và các biểu hiện lâm sàng, các bác sỹ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên phải, cần phải nhập viện điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền – phục hồi chức năng kết hợp điều trị y học hiện đại.

Ngoài ra, các bác sỹ cũng sẽ để bệnh nhi tập cơ mắt, cơ vòm miệng, huýt sáo, cố gắng nhai thức ăn ở bên liệt. Và đặc biệt là bé phải tránh gió ở thời điểm này, cơ thể cần phải giữ ấm vùng đầu, mặt cổ, khi tắm cũng phải sử dụng nước ấm.

Sau 15 ngày điều trị, tình trạng bệnh của bé Tiến Thành đã tiến triển rất tốt, mắt đã nhắm kín, miệng hết méo, thổi sáo được, ăn không vướng bên má, ngậm nước xúc miệng nước không rớt ra ngoài, bệnh nhi được bác sỹ điều trị cho ra viện, dẫn tin từ Eva

Sau khi điều trị tình trạng của e đã khá lên rất nhiều

Theo Zing, BSCKII Y học cổ truyền Nguyễn Kim Hùng cho biết trẻ em bị liệt mặt, méo miệng, nguyên nhân thường là bị lạnh. Thời tiết nắng nóng, các gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ thấp khi ngủ. Trẻ không được giữ ấm, bị lạnh dễ liệt dây thần kinh số 7. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi phòng đã mát. Ban đêm, nhiệt độ giảm, thân nhiệt trẻ cũng thay đổi, rất dễ nhiễm lạnh.

Bật điều hòa nhiệt độ quá thấp không chỉ tốn điện mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt. Những ngày nắng nóng, bạn cũng không nên để nhiệt độ thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài.

Ngoài ra, bạn nên bật quạt thông gió, tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ. Bởi, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng. Khi trẻ có triệu chứng khó thở, co thắt vùng ngực, cha mẹ cần đưa con đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị